Làm cách nào để nuôi tôm trong giai đoạn khủng hoảng EMS
Kết quả nghiên cứu về EMS được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu thủy sản Thái Lan (ABRC – Aquaculture business rechearch center) thuộc khoa thủy sản trường Đại học Kasesart Thái Lan từ năm 2011 cho thấy EMS trên tôm nuôi khác nhau tùy thuộc vào chất lượng con giống.
Nếu gan tụy tôm giống có màu trắng đục (whitish) và không có chất béo (fat lipid) thì những con tôm giống này thường nhiễm vibrio với mật độ 107 khuẩn lạc (colony)/g trước khi thả vào ao nuôi và là nguyên nhân gây chết tôm sau 20 ngày thả. Với những con tôm nhiễm bệnh có mật độ khuẩn lạc vào khoản 104 – 105 khuẩn lạc/g, hệ gan tụy sẽ có màu nâu hoặc trắng. Màu trắng hiện diện nhiều hơn nếu như mật độ vi khuẩn càng cao.
Ở gai đoạn đầu, những con tôm này trông bình thường nhưng thực ra chúng rất yếu và không hoạt động tốt. Khi thực hiện phương pháp mô bệnh học với gan tụy của những con tôm bị bệnh, chúng tôi nhận thấy gan tụy của chúng bị teo, co rút lại và lượng chất béo bị giảm tương ứng với sự tăng lên của số lượng vibrio.
Nếu không có biện pháp quản lý ao nuôi thích hợp, người nuôi sẽ nhanh chóng phát hiện tôm yếu bơi lội một cách lạ thường và vài con trong số chúng bỏ ăn. Nếu để ý đến đáy ao, người nuôi sẽ tìm thấy những con tôm chết sau khi lột xác ở gần vùng gom tụ chất bẩn. Khi tiến hành kiểm tra mô bệnh học ở giai đoạn này, chúng tôi phát hiện thấy một lượng lớn vibrio trong gan tụy. Sau đó, thì tôm chết ngày càng nhiều. Hấu hết tôm chết đều có gan bị teo và chuyển sang màu trắng đục. Tôm bị chết sau 30 ngày thả nuôi tùy thuộc vào việc người nuôi quản lý ao nuôi của mình như thế nào. Nếu như quản lý tốt, tôm nuôi vẫn có thể phát triển hoàn chỉnh cho đến khi thu hoạch.
Hình 01 - Các trạng thái gan tôm nuôi bị nhiễm EMS khác nhau
HƯỚNG DẪN PHÒNG BỆNH EMS CẦN THỰC HIỆN
1. Loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ ở đáy ao nuôi, đặc biệt là phosphate trong đất: Nếu phosphate hiện diện nhiều trong đất chúng sẽ hòa tan vào môi trường nước ao nuôi và trở nên giàu dinh dưỡng cho phiêu sinh thực vật (tảo), tảo phát triển quá nhanh sẽ rất khó khăn để kiểm soát chúng. Theo kết quả nghiên cứu tại ABRC, nếu hàm lượng phosphte trong nước cao hơn 0,5mg/l (ppm), tảo sẽ nhanh chóng phát triển và lụi tàn, đó là nguyên nhân làm cho màu nước thay đổi và ảnh hưởng đến cá yếu tố môi trường khác, chẳng hạn như gia tăng NH3, giảm hàm lượng oxy hòa tan và dao động pH trong ngày. Có nhiều cách để cải tạo ao tùy theo vị trí ao nuôi ở từng khu vực khác nhau, điều quan trọng là người nuôi cần hiểu rõ những hạn chế ao nuôi của mình để lựa chọn giải pháp tốt nhất.
2. Chỉ sử dụng nước đã được xứ lý vi khuẩn, virus và các vật chủ mang mầm bệnh trong nuôi tôm: Khoảng 40% tôm chết trong giai đoạn 35 ngày tuổi là do đốm trắng. Hóa chất dùng để xứ lý phải đủ mạnh và đã được chứng nhận chất lượng bởi các cơ quan chuyên trách nhằm tránh đưa các hoạt chát gây độc không mong muốn vào ao nuôi.
3. Chọn con giống chất lượng cao: Đối với những người nuôi giỏi, việc chuẩn bị một ao nuôi có chất lượng nước tốt trước khi thả giống sẽ không là vấn đề khó khăn, tuy nhiên nếu chất lượng con giống kém thì chúng sẽ không thể phát triển tốt được trong môi trường thật tốt. Theo nghiên cứu của ABRC, chất lượng con giống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bùng phát dịch bệnh EMS/AHPNS, nguy nhân gây chết tôm trong khoảng 14 – 20 ngày tuổi sau khi thả nuôi. Hội chứng này lại có liên quan trực tiếp đến mật số vi khuẩn trên tôm giống.
4. Vận chuyển con giống với sự kiểm soát nhiệt độ thích hợp ở 25 độ C với mật độ 400 – 500 con/L nước: Mật độ vận chuyển phải thấp hơn nếu khoảng cách vận chuyển xa. Nhiệt độ cao trong suốt quá trình vận chuyển và mật độ cao có thể làm gi tăng mật số vi khuẩn gây bệnh và lây lan sang những con tôm mạnh khỏe khác.
5. Kiểm soát các yếu tố thủy lý hóa trong môi trường nước ao nuôi trong khoảng thích hợp: Oxy hòa tan luôn phải đạt mức trên 04 ppm tại mọi thời điểm trong ngày, pH trong khoảng 7.8 – 8.2, độ kiềm lớn hơn 120 mg/l. Bổ sung khoáng chất vào ao nuôi tôm để giúp chúng phát triển tốt hơn. Điều này rất quan trọng vì tôm giống tại Thailand được sản xuất có thể lột xác thường xuyên vì vậy khoáng chất sẽ giúp chúng tăng trưởng nhanh. Sử dụng 50g muối biển/kg thức ăn trong suốt quá trình nuôi hoặc 10 – 20 kg muối biển/rai (1.600 m2) quanh khu vực gom tụ chất thải vào buổi chiều tối 02 lần/tuần trong suốt tháng nuôi đầu. Sử dụng muối biển 01 lần/tháng kể từ tháng thứ hai trở đi. Tôm có gan tụy yếu có thể hấp thu khoáng chất như Calcium, Chloride, Kali, Mg có trong muối biển để tăng trưởng nhanh và mạnh khỏe hơn.
Hình 02 - Tôm bị nhiễm EMS sau khi lột xác
6. Kiểm soát mật độ phiêu sinh thực vật thích hợp: Nếu người nuôi kinh nghiệm khi tảo tàn, hàm lượng NH3 tăng, hàm lượng oxy giảm bởi vì các mầm bệnh trong ao nuôi sẽ sử dụng lượng lớn oxy để tiến hành phân hủy sinh học tảo chết. Tôm sẽ trở nên yếu và sống gần vùng thu gom chất thải, đó là nguyên nhân gây làm cho tôm bị nhiễm bệnh. Gây màu tảo trong ao nuôi có rất nhiều cách, những ao nuôi được cải tạo kỹ sẽ rất dễ dàng tạo màu nước. Đối với những trang trại nuôi tôm nằm trong khu vực nguy hiểm chẳng hạn như những trang trại nuôi tôm mật độ cao và sử dụng chung nguồn nước. Đối với trường hợp sử dụng chung nguồn nước thì cần phải dùng hóa chất mạnh để xử lý nước trước khi thả tôm, bước này sẽ làm cho nước trở nên trong và khó gây màu. Người nuôi cần sử dụng phân hóa học (16/20/0) với tỷ lệ 1 – 2 kg/rai (1.600 m2) và thêm 05 kg muối khoáng/rai vào buổi sáng để tạo màu nước. Sau đó sử dụng 5 kg muối khoáng vào ao 02 ngày một lần vào buổi sáng để giữ màu nước thích hợp. Nếu màu nước ao nuôi trở nên tối sậm thì cần ngừng hoặc giảm cho ăn và thay nước bằng cách xả bớt nước cũ và thay nước mới từ ao nước đã được xử lý.
7. Bật quạt nước để gom tụ chất bẩn vào giữa ao: Với những ao nuôi lớn, người nuôi cần phải bố trí quạt nước hợp lý. Chẳng hạn, bố trí thêm motor quạt nước xung quanh vòng tròn gom tụ chất cặn bả ở trung tâm ao để giảm thiểu diện tích khu vực chất thải. Trong thời gian nuôi, dần dần cần phải loại bỏ chất cặn bả tích tụ ở đáy ao. Người nuôi cần sử dụng vi sinh để phân hủy sulfur (H2S) ở khu vực gom tụ chất bẩn và thêm Bacillus …để phân hủy hữu cơ trong ao nuôi. Cách làm này nhằm làm giảm thiểu hàm lượng vật chất hữu cơ trong ao nuôi và qua đó giảm thiểu tình trạng bệnh.
Hình 03 - Màu nước thay đổi khi tảo tàn
8. Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm: Đặt sàng ăn ở khu vực gom tụ chất cặn bả ở giữa ao để kiểm tra tôm yếu thường tập trung ở khu vực này. Nếu thấy có tôm bệnh hoặc chết trong sàng ăn thì cần phải ngừng cho ăn ngay lập tức. Sử dụng hóa chất để giảm thiểu mầm bệnh trong ao nuôi. Sau 24 giờ, khi mà hóa chất hết tác dụng thì cấy lại vi sinh để phân hủy hữu cơ và kiểm soát mầm bệnh. Khi toàn bộ những con tôm yếu chết hết và chỉ còn lại những con tôm khỏe mạnh hơn thì người nuôi có thể bắt đầu cho ăn từ từ trở lại. Không nên cho ăn quá nhiều vì hệ gan tụy của những con tôm còn lại không thể hoạt động tốt với điều kiện có nhiều thức ăn.
Người nuôi cần thực hành quản lý ao nuôi theo hướng dẫn ở trên. Hướng dẫn này có thể giúp giảm thiểu mối nguy EMS ở giai đoạn hiện nay. Điều quan trọng cần nhớ là thế hệ con giống mới với tốc độ tăng trưởng nhanh đã thay đổi cách thức chúng ta nuôi tôm do đó mà người nuôi cần phải chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi trong từng giai đoạn.
CÁC TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN CON GIỐNG
- Tôm giống được lựa chọn thả vào ao nuôi ít nhất phải đạt là PL10, vì ở giai đoạn tuổi này răng miệng của chúng đã phát triển hoàn chỉnh và đủ mạnh để tồn tại trong ao nuôi đất.
- Chọn tôm giống có gan tụy lớn và màu nâu.
- Chọn tôm giống có đầy đủ phụ bộ và không có ký sinh trùng trên cơ thể.
Hình 04 - Vibrio phát hiện trên tôm bệnh EMS trên hai môi trường kiểm tra khác nhau
Tác giả: Trợ lý giáo sư - Niti Chucherd - Trung tâm nghiên cứu thủy sản - Khoa thủy sản - Trường Đại học Kasesart - Thailand
Nguồn: http://www.asianaquaculturenetwork.com